Tam thất phòng và điều trị bệnh ung thư
Tam thất còn gọi là sâm tam thất, nhân sâm tam thất, điền thất, sơn thất, kim bất hoán (vàng không đổi), thuộc loại dương dược, ít độc tính.
Đặc tính và công dụng:
Tam thất có vị ngọt, hơi đắng, tính ôn, chống độc. Theo Đông y, tam thất có tác dụng lưu thông khí huyết, giảm đau, cầm máu, tiêu sưng, tiêu bầm tím, tiêu máu tụ, làm tan, xẹp, tiêu phù, trừ độc do rắn cắn…
Theo nghiên cứu dược lý Tây y, tam thất có tác dụng cầm máu nội tạng như dạ dày, phổi, tử cung, đường ruột, vết thương ngoại khoa do bị đâm chém, ngã; giúp làm tăng hưng phấn thần kinh trung khu, chống mệt mỏi, tăng cường khả năng làm việc của trí não và tay chân; tăng nội tiết sinh dục; tăng khả năng hấp thu và chuyển hóa; cải thiện, phục hồi và tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể; bồi bổ cơ thể, có tác dụng thay thế nhân sâm cao ly (các kết quả nghiên cứu cho thấy, tam thất có nhiều thành phần giống sâm cao ly, nhưng không làm tăng huyết áp và tăng nhịp tim như khi sử dụng sâm cao ly).
Ứng dụng điều trị:
Hạn chế sự phát triển các khối u trong điều trị ung thư: U-xơ vú, tử cung, tuyến tiền liệt, dạ dày, phổi. Có thể sử dụng tam thất trong thời gian dài để kìm hãm sự phát triển của khối u.
Các chứng xuất huyết (chảy máu) trong lục phủ, ngũ tạng: Ho khạc ra máu, nôn ra máu, đi ngoài ra máu, tiểu tiện ra máu, chảy máu cam, phụ nữ bị rong huyết, băng huyết..
Trị các bệnh mụn nhọn ở ngoài da, trong xương hoặc trong nội tạng.
Trị đa chấn thương: Vết thương bên ngoài do bị ngã, bị đâm, chém (trong uống, ngoài xoa)
Trị vết rắn cắn, hổ vồ và các loại côn trùng độc cắn (trong uống, ngoài xoa).
Các kết quả nghiên cứu Tây y cho thấy, tam thất còn được ứng dụng điều trị các bệnh như: Thiếu máu mạch vành tim, chứng đau thắt ngực do tim, tăng lưu lượng máu ở mạch vành tim, điều trị chấn thương sọ não, giúp chống phù nề não; chống viêm, giảm đau như viêm gan, viêm khớp…
Cách sử dụng:
Trừ các trường hợp điều trị theo chỉ dẫn của thầy thuốc, mọi người có thể sử dụng tam thất như sau:
Dùng bồi bổ, duy trì dài ngày: Mỗi ngày dùng 8-10g dạng bột, chia làm 2 lần, uống vào buổi sáng và tối
Cách sử dụng: Pha bột tam thất với nước ấm hoặc với nước ấm pha thêm lượng nước mưa vừa đủ (tránh táo bón) rồi uống.
Có thể pha bột tam thất với mật ong hoặc cho vào cháo loãng để ăn. Phụ nữ sau khi sinh nên sử dụng tam thất nấu với thức ăn để bồi dưỡng, đồng thời giúp tống khứ, giải trừ huyết xấu, sinh huyết mới.
Tam thất cần được sử dụng đúng liều lượng. Nếu dùng với liều quá cao (cao gấp 10 lần liều trung bình) sẽ làm tăng nhịp tim, tăng huyết áp. Việc sử dụng tam thất nên theo chu kỳ 3 tháng liên tục, sau đó, nghỉ 1-2 tuần lại dùng tiếp sẽ bảo đảm an toàn.
Đông y Nhân Tâm